Viên chức có chứng chỉ hành nghề được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp 

Viên chức có chứng chỉ hành nghề được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp 

(CT)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 89/2021/NÐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NÐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

 

Học viên tham gia học Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính tại Trường Chính trị TP Cần Thơ (ảnh chụp vào thời điểm chưa tái bùng phát dịch COVID-19).

Theo đó, nội dung bồi dưỡng bao gồm: lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng và an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm. Nghị định sửa đổi Ðiều 18 yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng, như sau: công chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức trước khi bổ nhiệm ngạch; viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức và theo nhu cầu của bản thân, thời gian thực hiện tối thiểu 1 tuần (40 tiết/năm), tối đa 4 tuần (160 tiết/năm).

Về chứng chỉ chương trình bồi dưỡng: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng được giao thực hiện. Viên chức có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật được sử dụng thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng. Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 2, Ðiều 20, như sau: nội dung chương trình, tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; kinh nghiệm và kỹ năng thực hành; tích hợp, lồng ghép các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng; không được trùng lặp. Chương trình, tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao, phù hợp với tình hình thực tế.  

Tin, ảnh: Q. THÁI 

(Nguồn: baocantho.com.vn)