So sánh Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thành phố Cần Thơ năm 2016 với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

So sánh Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thành phố Cần Thơ năm 2016 với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

Chỉ số PCI được xây dựng nhằm đánh giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền các tỉnh, thành phố của Việt Nam, qua đó thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước.

Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: 1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; 2) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; 3) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; 4) Chi phí không chính thức thấp; 5) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; 6) Môi trường cạnh tranh bình đẳng; 7) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; 9) Chính sách đào tạo lao động tốt; và 10) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả. Phương pháp luận PCI: Chỉ số PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước, gồm: (i) Thu thập thông tin từ dữ liệu điều tra và các nguồn dữ liệu đã công bố khác; (ii) Tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa trên thang điểm 10; và (iii) Gán trọng số và tính điểm số PCI tổng hợp gồm điểm trung bình của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm tối đa 100.

Tổng số doanh nghiệp cả nước tham gia phản hồi điều tra PCI năm 2016 là 10.037 doanh nghiệp, trong đó bao gồm 2.042 doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2015 và 2016, cho thấy sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp với PCI vẫn giữ vững và ngày càng tăng.

Năm 2016, Thành phố Cần Thơ xếp vào nhóm Tốt với  hạng thứ 11/63 và đây là năm thứ 3 liên tiếp có thứ hạng được cải thiện. Với 61,1 điểm (tăng 1,33 điểm so với năm 2015), Cần Thơ thấp hơn đơn vị dẫn đầu là Đà Nẵng 8,9 điểm và cao hơn đơn vị đứng cuối là Cao Bằng 8,2 điểm; cao hơn điểm trung vị 2,9 điểm.

So với năm 2015, có 3 chỉ số giảm điểm (Chi phí không chính thức; Hỗ trợ doanh nghiệp và Thiết chế pháp lý) và 7 chỉ số tăng điểm. Chỉ số giảm điểm nhiều nhất là Hỗ trợ doanh nghiệp với 0,13 điểm và tăng cao nhất là chỉ số Cạnh tranh bình đẳng với 0,57 điểm.

STT

CHỈ SỐ

NĂM 2015

NĂM 2016

1

Gia nhập thị trường

        8,18

        8,65

2

Tiếp cận đất đai

        6,01

        6,22

3

Tính minh bạch

        5,98

        6,02

4

Chi phí thời gian

        7,13

        7,25

5

Chi phí không chính thức

        6,09

        6,06

6

Tính năng động

        4,32

        4,68

7

Hỗ trợ doanh nghiệp

        5,89

        5,76

8

Đào tạo lao động

        5,94

        6,30

9

Thiết chế pháp lý

        6,62

        6,56

10

Cạnh tranh bình đẳng

        3,90

        4,47

 

Chỉ số PCI

      59,81

      61,14

 

Xếp hạng

      14,00

      11,00

 

Kết quả xếp hạng PCI thành phố Cần Thơ qua các năm

Biểu đồ Chỉ số PCI thành phố Cần Thơ qua các năm

So sánh với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ xếp vị trí thứ 3 sau Đồng Tháp và Vĩnh Long. Đối với 5 tỉnh có địa giới hành chính giáp ranh thì Cần Thơ xếp vị trí thứ 3 sau Đồng Tháp, Vĩnh Long và xếp trên Kiên Giang , Hậu Giang và An Giang.

TT

Đơn vị

PCI 2016

Xếp hạng

Nhóm xếp hạng

1

Đồng Tháp

64,96

3

Rất tốt

2

Vĩnh Long

62,76

6

Rất tốt

3

Cần Thơ

61,14

11

Tốt

4

Bến Tre

60,91

12

Tốt

5

Kiên Giang

60,81

13

Tốt

6

Long An

60,65

15

Tốt

7

Sóc Trăng

60,07

22

Tốt

8

Hậu Giang

57,82

37

Khá

9

An Giang

57,79

38

Khá

10

Long An

60,65

15

Tốt

11

Sóc Trăng

60,07

22

Tốt

12

Bạc Liêu

57,66

41

Khá

13

Cà Mau

56,36

54

Trung bình

 

Chỉ số PCI 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2016

Chỉ số thành phần Thiết chế pháp lý có trí cao nhất được xếp 6/63 tỉnh, tuy nhiên so với khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long thì chỉ số thành phần này chỉ xếp thứ 6/13 tỉnh, thành phố. Trong khi đó, cạnh tranh bình đẳng là chỉ số thành phần có vị trí thấp nhất xếp thứ 53/63 tỉnh, thành phố, xếp cuối trong khu vực và thấp hơn đơn vị dẫn đầu là Sóc Trăng 2,44 điểm.

CHỈ SỐ

NĂM 2016

Thứ hạng trên 63 tỉnh/thành phố

Gia nhập thị trường

8,65

24

Tiếp cận đất đai

6,22

14

Tính minh bạch

6,02

47

Chi phí thời gian

7,25

7

Chi phí không chính thức

6,06

11

Tính năng động

4,68

39

Hỗ trợ doanh nghiệp

5,76

22

Đào tạo lao động

6,3

22

Thiết chế pháp lý

6,56

6

Cạnh tranh bình đẳng

4,47

53

Chỉ số thành phần PCI năm 2016 của thành phố Cần Thơ

Đối với chỉ số thành phần Chi phí không chính thức, Cần Thơ xếp vị trí thứ 7/13 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long với 6,06 điểm, thấp hơn tỉnh đứng đầu Đồng Tháp 0,8 điểm và cao hơn tỉnh đứng cuối Tiền Giang 0,72 điểm và thấp hơn điểm trung vị của khu vực là 0,01 điểm.

TT

Tỉnh, thành phố

Chỉ số thành phần Chi phí không chính thức

Các DN cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức

Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

Công việc đạt được kết quả mong đợi sau khi đã trả chi phí không chính thức (% thường xuyên hoặc luôn luôn)

Các khoản chi phí không chính thức ở mức chấp nhận được (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

1

Đồng Tháp

6,86

45,36%

3,53%

46,15%

58,82%

83,52%

2

Bến Tre

6,49

46,53%

3,49%

40,66%

41,54%

82,80%

3

Sóc Trăng

6,47

45,16%

7,06%

45,35%

47,83%

84,88%

4

Bạc Liêu

6,41

48,75%

4,29%

46,15%

50,82%

81,33%

5

Long An

6,40

57,43%

4,26%

48,94%

50,63%

88,42%

6

Trà Vinh

6,11

56,18%

4,94%

48,31%

46,97%

83,91%

7

Cần Thơ

6,06

60,14%

5,26%

51,45%

59,83%

79,86%

8

Cà Mau

5,88

57,61%

4,88%

55,68%

54,43%

79,78%

9

Vĩnh Long

5,84

55,34%

7,07%

50,50%

43,96%

83,00%

10

Kiên Giang

5,72

59,46%

8,11%

48,15%

47,06%

80,77%

11

Hậu Giang

5,70

54,90%

13,33%

51,06%

53,09%

81,72%

12

An Giang

5,40

71,58%

10,42%

55,10%

50,00%

86,60%

13

Tiền Giang

5,34

59,57%

8,99%

51,06%

43,59%

77,53%

Kết quả khảo sát cho thấy, Cần Thơ cCó 5,26% số doanh nghiệp cho rằng phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức; 51,45% ý kiến đánh giá hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến; 60,14% các doanh nghiệp cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không chính thức.

Từ phân tích những chỉ số nêu trên, để cải thiện môi trường đầu tư nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đòi hỏi thành phố Cần Thơ cần phải cải cách thể chế mạnh mẽ hơn nữa để tạo điều kiện cũng như hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn, tạo niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp; nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp địa phương trong việc xây dựng và phản biện chính sách, quy định của thành phố; công khai kịp thời, minh bạch tài liệu quy hoạch, tài liệu về ngân sách đủ chi tiết để doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh; mạnh dạn đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là việc rút ngắn thời gian giải quyết, nâng cao chất lượng phục vụ và hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức, viên chức./.

Trung Hậu – Phòng CCHC