Phát động phong trào thi đua đẩy mạnh công tác cải cách hành chính năm 2022: “Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số”
Nhằm phát huy tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của công chức, viên chức, người lao động; tạo động lực, sức mạnh, đẩy nhanh tiến độ, năng cao chất lượng, hiệu quả công tác, trọng tâm thi đua về cái cách hành chính (CCHC). Đặc biệt là tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số tại Sở và các đơn vị trực thuộc Sở, góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính trong thời gian tới, phấn đấu thực hiện tốt công tác chuyển đổi số của thành phố. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các tập thể, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số ở từng đơn vị, góp phần xây dựng nền hành chính thành phố hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Ghi nhận, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác CCHC, chuyển đổi số. Qua đó, tiếp tục bồi dưỡng, tuyên truyền và nhân rộng các diễn hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm hay trong phong trào thi đua cải cách hành chính nói chung và hoạt động chuyển đổi số nói riêng.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phát động phong trào thi đua đẩy mạnh công tác cải cách hành chính năm 2022 chủ đề “Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số”
Theo đó, phong trào thi đua phải được triển khai đồng bộ, tiêu chí, nội dung, hình thức thi đua thiết thực, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác CCHC nhà nước giai đoạn 2021- 2025, năm 2022 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, làm chuyển biến sâu sắc nhận thức của công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý đối tượng như: Người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, học nghề, lao động, cai nghiện, hưởng BHTN, Tư vấn việc làm, giải quyết việc làm … và đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Đối tượng thi đua: Tập thể: Các Phòng chuyên môn, Đơn vị trực thuộc Sở; Cá nhân: Công chức, viên chức, người lao động thuộc các Phòng chuyên môn, Đơn vị trực thuộc Sở.
Thời gian thi đua: Từ ngày ban hành Kế hoạch đến tháng 12 năm 2022.
Nội dung thi đua gắn với chủ đề: thi đua đẩy mạnh công tác cải cách hành chính năm 2022 chủ đề “Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số”.
Thi đua nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC.
Thi đua thực hiện các nhiệm vụ CCHC năm 2022 về: cải cách thể chế, cải cách thủtục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách chế độ công vụ, cải cách tàichính công, xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử (đẩy mạnh số hóa thủ tục hành chính do đơn vị quản lý và thực hiện).
Thi đua trong công tác tuyên truyền, tham gia chung tay thực hiệnCCHC của các tổ chức, cá nhân.Tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức của các Phòng, Ban, Đơn vị trực thuộc Sở, của công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số.
Mở Chuyên mục về Chuyển đổi số trên Cổng Thông tin điện tử của đơn vị (đơn vị trực thuộc Sở thực hiện).
Phát động phong trào thi đua chuyển đổi số. Lựa chọn, vinh danh, khen thưởng cho các điển hình tiên tiến về chuyển đổi số.
Thi đua trong việc đề xuất các giải pháp, sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ CCHC tạo sự chuyển biến có tính đột phá, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác chuyển đổi số.
Về tiêu chí thi đua
100% nhiệm vụ về CCHC giao cho Phòng, ban, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.
Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng là 50% (trừ các TTHC liên quan đến chính sách người có công với cách mạng).
Tối thiểu 50% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt 30% trở lên.
100% TTHC đủ điều kiện theo quy định pháp luật được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Ít nhất 50% TTHC được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Tối thiểu 30% hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC của Sở.
Tối thiểu 90% hồ sơ công việc tại Sở, 70% hồ sơ công việc tại các đơn vị trực thuộc Sở được xử lý trên môi trường mạng (bao gồm hồ sơ văn bản điện tử và hồ sơ TTHC, không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
100% các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm an toàn thông tin.
Xây dựng triển khai Đề án hỗ trợ người khuyết tật, người yếu thế tiếp cận xã hội số, cuộc sống số.
Từng Phòng, Ban, Đơn vị trực thuộc Sở rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực được giao phụ trách để đáp ứng yêu cầu trong tiến trình chuyển đổi số.
Đồng thời, Phòng, Ban, Đơn vị trực thuộc Sở thường xuyên rà soát, hiệu chỉnh quy trình thủ tục hành chính phù hợp chuyển đổi số và cung cấp dịch vụ công, trong đó cung cấp dịch vụ hành chính công, thủ tục hành chính theo hướng liên thông, đơn giản hóa qua ứng dụng công nghệ số, sử dụng dữ liệu số thay thế một số thành phần hồ sơ thủ tục hành chính phải nộp bản giấy.
Từng Phòng, Ban, Đơn vị trực thuộc Sở triển khai, tuyên truyền các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng; định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin của đơn vị; kiểm tra, đánh giá, rà soát các lỗ hổng bảo mật, thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm an toàn thông tin.
Hoàng Nhân