Một số kết quả công tác cải cách hành chính năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ đến cuối năm 2023 của thành phố Cần Thơ

Một số kết quả công tác cải cách hành chính năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ đến cuối năm 2023 của thành phố Cần Thơ

 

Năm 2022, công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố. Thành ủy ban hành Chương trình số 26-Ctr/TU về cải cách hành chính, trọng tâm là xây dựng chính quyền điện tử hành động, phục vụ;UBND thành phố ban hành Kế hoạch CCHC thành phố giai đoạn 2021-2025 cùng với nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện CCHC; từ đó, đã kịp thời tạo cơ sở cho các ngành, các cấp triển khai thực hiện.

Kế hoạch CCHC năm 2022 của thành phố xác định 56 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể giao cho các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai, thực hiện. Đến nay, đã triển khai 53/56 nhiệm vụ, hoạt động (đạt tỷ lệ 95%); còn 03 nhiệm vụ, hoạt động đang triển khai thực hiện, dự kiến đến cuối năm 2022 hoàn thành theo kế hoạch.

Nhằm cải thiện các chỉ số liên quan đến CCHC, thành phố đã tổ chức Hội nghị phân tích Chỉ số CCHC, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước và triển khai các văn bản chỉ đạo của thành phố về CCHC năm 2022. Sau hội nghị, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 153/KH-UBND đề ra các giải pháp cải thiện các chỉ số nêu trên, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, địa phương thực hiện.

Bên cạnh đó, thành phố t chức Đối thoại giữa chính quyền thành phố và doanh nghiệp với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố; 03 cuộcTọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện CCHC tại các quận, huyện (tại 3 cụm, mỗi cụm có 3 quận, huyện tham gia); 01 cuộc thi đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm 2022 cho 244 thí sinh là lãnh đạo các phòng ban chuyên môn thuộc các sở, ban ngành, UBND quận, huyện, xã phường thị trấn; 01 cuộc thi khảo sát kiến thức CCHC cho 633 công chứccác cấp.

Song song đó, thành phố cũng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về CCHC với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; từ đó, giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết của đội ngũ CBCCVC và người dân về các chủ trương, quy định và kết quả triển khai thực hiện CCHC trên địa bàn thành phố. Công tác kiểm tra được thực hiện thường xuyên nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố, đã kiểm tra định kỳ15cơ quan, đơn vị, địa phương, (05 sở, ngành, 05 quận, huyện, 05 xã, phường, thị trấn), kiểm tra đột xuất 30 cơ quan, đơn vị, địa phương; qua đó kịp thời có văn bản chỉ đạo các đơn vị khắc phục các hạn chế, sai sót trong thực hiện công tác CCHC.

* Kết quả đạt được ở các lĩnh vực

Cải cách thể chế

Trong năm, thành phố ban hành 48 VBQPPL (13 Nghị quyết, 35 Quyết định); thực hiện nhập 48 văn bản này lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; đồng thời, cập nhật kịp thời hiệu lực của văn bản vào hệ thống cơ sở dữ liệu đúng quy định.

Cải cách thủ tục hành chính

Đã thực hiện rà soát 36 TTHC. Kết quả, thông qua phương án đơn giản hóa 34 TTHC (sửa đổi, bổ sung), giữ nguyên 02 TTHC; tiết kệm được 72.914.121 đồng; tỷ lệ hoàn thành kế hoạch rà soát, đơn giản hóa đạt 100%.

Việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử được các ngành, các cấp quan tâm, tập trung đôn đốc triển khai thực hiện. Thành phố đã hoàn thiện chức năng số hóa của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; đẩy mạnh việc số hóa theo chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Đến nay, cấp thành phố số hóa được đạt 41,44%, cấp huyện đạt 50,16%; cấp xã đạt 68,85%.

Việc thanh toán trực tuyến phí/lệ phí, thuế trên Cổng DVC quốc gia được đẩy mạnh. Thành phố đã tích hợp 440 DVCTT có thu phí/lệ phí lên Cổng DVC quốc gia (chiếm 92% DVCTT có thu phí/lệ phí). Trong năm 2022, có 2.900 giao dịch trực tuyến thành công, tăng 10 lần so với cùng kỳ năm 2021 (chỉ có 290 giao dịch), riêng giao dịch nộp thuế đất là 2.177 giao dịch (giá trị khoảng hơn 16 tỷ đồng), phí/lệ phí là 723 giao dịch (giá trị hơn 352 triệu đồng).

Cải cách tổ chức bộ máy, cải cách chế độ công vụ

Trên cơ sở quyết định giao biên chế công chức và phê duyệt số lượng người làm việc năm 2022 của Bộ Nội vụ, UBND thành phố trình HĐND thành phố giao theo đúng quy định.

Hoàn thành công tác thi tuyển công chức năm 2022 (kết quả có 18/153 thí sinh trúng tuyển); phê duyệt kết quả thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ nhân viên lên cán sự và từ cán sự lên chuyên viên năm 2021 (kết quả: tổng số thí sinh tham dự thi: 83/96 thí sinh được triệu tập, tổng số thí sinh đạt: 48 thí sinh). Tổ chức thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức từ ngạch chuyên viên lên ngạch chuyên viên chính năm 2022.

Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số

UBND thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn thành phố;tổ chức các phong trào thi đua chuyển đổi số theo Kế hoạch số 140/KH-UBND của UBND thành phố về phát động phong trào thi đua "Chuyển đổi số đến năm 2025"; tổ chức trên 12 Hội thảo, hội nghị, tọa đàm về chuyển đổi số, thu hút hơn 3000 lượt tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, địa phương.

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho tổ chức doanh nghiệp và công dân sử dụng DVCTT của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố. Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến mức 3, 4 đạt 33% (tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 23%).

Nhìn chung, để đạt được kết quả nêu trên là do Thành ủy, UBND thành phố quan tâm, chỉ đạo sâu sát về công tác CCHC. Các sở, ngành, quận, huyện thực hiện tốt việc ban hành các văn bản triển khai thực hiện; kịp thời phổ biến quán triệt, nâng cao nhận thức về công tác CCHC từ cấp ủy Đảng trong từng đơn vị đến CBCCVC gắn với xây dựng kế hoạch hành động cụ thể bám sát yêu cầu thực tế của cơ quan;

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CCHC của thành phố vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, cụ thể như: việc số hóa hồ sơ giải quyết TTHC tại các sở, ngành thành phố chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân đây là trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn như: phần mềm số hoá thường xuyên bị trục trặc; đối với hồ sơ có giá trị văn hoá, lịch sử, hồ sơ là sản phẩm nghe - nhìn như băng, đĩa…gặp khó khăn trong việc thực hiện số hoá. Một số đơn vị có trang thiết bị phục vụ công tác số hóa hồ sơ chưa đáp ứng được yêu cầu, do đa số đã cũ, có cấu hình thấp, tốc độ xử lý chậm. Tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến tuy có cải thiện nhưng vẫn còn thấp cho với yêu cầu. Nguyên nhân do việc thanh toán trực tuyến vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân và cơ quan giải quyết TTHC. Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp chuyển từ loại hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên chưa đạt theo mục tiêu Kế hoạch CCHC năm 2022 (tối thiểu 10%). Nguyên nhân là do nguồn thu của một số đơn vị sự nghiệp công vẫn bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 do hoạt động cung cấp dịch vụ bị hạn chế, ảnh hưởng đến thu nhập của cán bộ, viên chức trong đơn vị. Một số đơn vị phải xin hỗ trợ từ ngân sách để đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên, nhất là các đơn vị thuộc ngành Y tế;

Để góp phần tăng cường công tác CCHC trong năm 2023, UBND thành phố sẽ tập trung các yêu cầu nhiệm vụ CCHC theo Nghị quyết của HĐND thành phố, phát huy những kết quả đã đã đạt được, khắc phục những hạn chế tồn tại, triển khai các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ban, ngành, của Thành ủy, UBND thành phố để hành động quyết liệt, hiệu quả hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành; tiếp tục triển khai Kế hoạch CCHC thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025, Chương trình số 26-CTr/TU ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thành ủy Cần Thơ về CCHC, trọng tâm là xây dựng chính quyền điện tử hành động, phục vụ.

Thứ hai, tiếp tục triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; đẩy mạnh đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng VBQPPL; thực hiện tốt công tác kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật.

Thứ ba, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến kiểm soát TTHC cho đội ngũ côngchức thực hiện công tác kiểm soát TTHC tại các sở, ngành và địa phương. Thực hiện việc công bố, công khai TTHC đầy đủ, chính xác, đồng bộ,thống nhất, minh bạch và kịp thời, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩmquyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết TTHC.

Thứ tư, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung về sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, xây dựng Đề án sắp xếp, kiện toàn đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn đến năm 2025 theo chủ trương của Nghị quyết số 19-NQ/TW.

Thứ năm, xây dựng chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội và chính sách khuyến khích nâng cao trình độ đội ngũ CBCCVC thành phố.

Thứ sáu, tăng cường thẩm tra phương án tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở để xây dựng đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định.

Thứ bảy, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân về chính quyền số, chuyển đổi số; phát huy vai trò cấp cơ sở trong tổ chức thực hiện, tuyên truyền hỗ trợ trực tiếp người dân tham gia chính quyền số, chuyển đổi số. Phát huy vai trò Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển chính quyền số, chuyển đổi số.

Thứ tám, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trên một số lĩnh vực khó, nhạy cảm như lĩnh vực đất đai, các lĩnh vực chung giải quyết tại quận, huyện, phường, xã... Xử lý 100% các vấn đề phát hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Việt Uyên