Kết quả xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 (PCI 2017)

Kết quả xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017 (PCI 2017)

Sáng ngày 22 tháng 3, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tại Việt Nam.

Sau 4 năm liên tiếp dẫn đầu, năm 2017 thành phố Đã Nẵng đã không còn giữ được vị trí độc tôn, thay vào đó Quảng Ninh đã chiếm lĩnh vị trí số 1 với 70,7  số điểm đạt được là 70,7 điểm. Đà Nẵng và Đồng Tháp lần lượt xếp vị thứ 2, 3. Cần Thơ sau nhiều năm nằm ngoài top 10, năm 2017 đã trở lại vị trí thư 10 trên bảng xếp hạng, tăng 1 bậc so với năm 2016. Đặc biệt, năm 2017 chứng kiến sự bứt phá của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long với 5 tỉnh nằm trong top 10 (tăng 02 tỉnh so với năm 2016 là Bến Tre và Cần Thơ).

Đây là năm thứ 13 liên tiếp báo cáo PCI 2017 được công bố. Báo cáo dựa trên thông tin phản hồi từ 12.000 doanh nghiệp, trong đó có trên 10.200 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt động tại 63 tỉnh thành phố và gần 1.800 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại 21 tỉnh, thành phố.

Điều tra PCI năm 2017 cho thấy một tâm lý lạc quan của các doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh. 52% doanh nghiệp dân doanh sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới, mức cao nhất kể từ năm 2011 trở lại đây. Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh có kế hoạch giảm quy mô hoặc đóng cửa là rất thấp, chỉ ở mức 8%. Có tới 60% doanh nghiệp FDI cho biết có kế hoạch tăng quy mô kinh doanh tại Việt Nam, mức cao nhất từ năm 2011 đến nay.

Bên cạnh đó, điều tra PCI 207 cho thấy các doanh nghiệp FDI đánh giá môi trường kinh doanh tại Việt Nam tích cực hơn. Thời gian cần thiết để hoàn tất các thủ tục cấp phép đầu tư đã cải thiện đáng kể. Những gánh nặng thủ tục giai đoạn hậu đăng ký đối với doanh nghiệp FDI đã giảm bớt so với năm trước đó.

Trung Hậu - P. CCHC