Kết quả nổi bật của công tác cải cách hành chính thành phố Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2022
Công tác cải cách hành chính (CCHC) trong 6 tháng đầu năm 2022 của thành phố Cần Thơ tiếp tục được Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố và UBND thành phố quan tâm chỉ đạo, các cấp, các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả. Kết quả nổi bật ở một số nội dung như sau:
Về các hoạt động chỉ đạo, điều hành nổi bật
Năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2020-2025. Do đó, công tác CCHC luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND thành phố. UBND thành phố ban hành Quyết định số 4168/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2021 về ban hành Kế hoạch công tác CCHC thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2021 về phát động phong trào thi đua đẩy mạnh công tác CCHC nhà nước trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2021 về kiểm tra công tác CCHC năm 2022; Kế hoạch số 261/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2021 về công tác thông tin, tuyên truyền CCHC năm 2022.
Ngày 31 tháng 12 năm 2021, Thành ủy Cần Thơ ban hành Chương trình số 26-CTr/TU về cải cách hành chính, trọng tâm là xây dựng chính quyền điện tử hành động, phục vụ. UBND thành phố đã có Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình số 26-Ctr/TU của Thành ủy, phân công nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể cho các ngành, các cấp triển khai thực hiện.
Ngày 03 tháng 3 năm 2022, Chủ tịchUBND thành phố chủ trì Hội nghị công bố chỉ số CCHC năm 2021 của sở, ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện và triển khai các văn bản liên quan đến công tác CCHC. Theo đó, có 15 đơn vị xếp loại Tốt, 12 đơn vị xếp loại Khá, 2 đơn vị xếp loại Trung bình. Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố trao tặng Bằng khen cho 05 tập thể và 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện CCHC năm 2021.
Chủ tịch UBND thành phố ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 07 tháng 02 năm 2022 về việc tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi nhiệm vụ, công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, yêu cầu Thủ trưởng sở, ban, ngành và địa phương bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ban, ngành, của Thành ủy, UBND thành phố để hành động quyết liệt, hiệu quả hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành; nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành; thường xuyên đôn đốc, đánh giá, kiểm tra, giám sát; thực hiện nghiêm quy định về thời hạn xử lý công việc, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Tiến độ thực hiện Kế hoạch CCHC năm 2022
Kế hoạch CCHC năm 2022 của thành phố xác định 17 mục tiêu, 56 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể giao cho các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai, thực hiện. Đến nay các cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì thực hiện các nội dung trong kế hoạch CCHC năm 2022 đã chủ động triển khai và phối hợp với các cơ quan, đơn vị hoàn thành 32/56 nhiệm vụ, hoạt động (đạt tỷ lệ 57%); những nhiệm vụ, hoạt động còn lại đang triển khai thực hiện từ nay đến cuối năm đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
Về công tác kiểm tra CCHC
UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 262/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2021 về công tác kiểm tra CCHC năm 2022; thành lập Đoàn Kiểm tra CCHC thành phốdo Chủ tịch UBND thành phố là trưởng đoàn. Đoàn đã tổ chức kiểm tra đợt 1 tại 02 sở, ngành, 02 huyện và 02 xã.
Ngoài ra, thành phố giao Sở Nội vụ chủ trì kiểm tra đột xuất việc chấp hành Quy chế văn hóa công sở, thực hiện giờ giấc làm việc của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); tình hình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức và công dân. Sở Nội vụ đã tổ chức kiểm tra đột xuất kỷ luật, kỷ cương hành chính tại 22 cơ quan, đơn vị (bao gồm: 05 sở, ban ngành; 03 quận, huyện; 14 UBND xã, phường, thị trấn).
Về công tác thông tin, tuyên truyền CCHC
UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 261/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2021 về công tác thông tin, tuyên truyền CCHC. Trong đó, xác định 12 hình thức tuyên truyền; tùy theo diễn biến của tình hình dịch COVID-19, thành phố áp dụng hình thức tuyên truyền trực tiếp hoặc trực tuyến để đảm bảo hiệu quả trong việc triển khai thực hiện.
Báo Cần Thơ thực hiện chuyên trang CCHC và Diễn đàn trao đổi ý kiến; Đài Phát thanh và Truyền hình thành phốthực hiện chuyên mục CCHC với 12 số phát sóng và 01 chương trình “Gặp gỡ và đối thoại về CCHC” (phát sóng trực tiếp); Sở Nội vụ phát hành 20 bản tin điện tử CCHC; đăng tải 260 tin, bài trên Trang tin điện tử CCHC thành phố, triển khai kế hoạch tổ chức thi đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý.
Các sở, ngành, quận, huyện tiếp tục duy trì và thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền CCHC:Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường tuyên truyền thực hiện thanh toán trực tuyến trên cổng Dịch vụ công (DVC) đến các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở và các tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC;Văn phòng UBND thành phố tuyên truyền tại các buổi chào cờ đầu tuần, họp lệ Chi bộ định kỳ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh kết hợp công tác tuyên truyền qua các buổi giao lưu, sinh hoạt…; quận Ô Môn, huyện Phong Điền duy trì tốt việc tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử và Đài truyền thanh; Huyện Vĩnh Thạnhban hành Kế hoạch thực hiện “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”;tổ chức thực hiện “nụ cười công sở”, thực hiện các quy định về văn minh, văn hóa công sở; có thái độ tôn trọng, phong cách làm việc dân chủ, gần gũi, lịch sự khi tiếp xúc với tổ chức, cá nhân đến làm việc, liên hệ công tác; đồng thời yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai, thực hiện các mẫu thư: Thư xin lỗi, Thư cám ơn, Thư chúc mừng, Thư chia buồn... trong giải quyết TTHC đối với người dân.
Giải pháp mới trong CCHC
Ngày 29 tháng 12 năm 2021, UBND thành phố ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua đẩy mạnh công tác CCHC nhà nước trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021- 2025. Qua đó, phát huy tinh thần sáng tạo, ý thức trách nhiệm; kỷ luật, kỷ cương của CBCCVC, người lao động; tạo động lực, sức mạnh, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; trọng tâm thi đua về CCHC, thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, sáng kiến về CCHC, góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác CCHC trong thời gian tới; phấn đấu thực hiện tốt Kế hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn thành phố.
Trong đó có 08/9 UBND quận, huyện đang thực hiện xây dựng bộ chỉ số CCHC đánh giá kết quả thực hiện tại các phòng, ban chuyên môn cấp huyện nhằm đánh giá toàn diện, chính xác tình hình, kết quả CCHC của các cơ quan, đơn vị; làm cơ sở để xem xét biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, chấn chỉnh các hạn chế, thiếu sót và xử lý trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị vi phạm các quy định về CCHC.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thí điểm trả kết quả đăng ký doanh nghiệp trong 01 ngày làm việc (trước đây là 03 ngày) đối với thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh, thông báo tiếp tục kinh doanh trước hạn đã thông báo; thông báo thay dổi bổ sung, cập nhật số điện thoại, địa chỉ do thay đổi địa giới hành chính (thí điểm từ ngày 01 tháng 6 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2022).
* Về Cải cách thủ tục hành chính (TTHC)
Về thực hiện rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC: Chủ tịch UBND thành phố ban hành Quyết định số 3798/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2021 phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC năm 2022 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả, qua rà soát, đã thông qua phương án đơn giản hóa: 07 thủ tục (sửa đổi, bổ sung). Số tiền tiết kiệm được: 10.935.825 đồng; tỷ lệ chi phí tiết kiệm được là 75,41% đối với lĩnh vực Xây dựng; đồng thời giảm trung bình 20% thời gian giải quyết TTHC đối với lĩnh vực Thanh tra; trung bình 15% thời gian giải quyết TTHC đối với lĩnh vực Đầu tư tại Việt Nam. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch rà soát, đơn giản hóa đạt 100%.
Về số lượng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết: Chủ tịch UBND thành phố ban hành 28Quyết định danh mục TTHC. Tổng số TTHC được công bố mới: 282 thủ tục, số TTHC bãi bỏ, thay thế: 284 thủ tục.Tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương: 1.885 (cấp thành phố: 1.478, cấp huyện: 265, cấp xã: 142); trong đó: số TTHC do Trung ương quy định: 1.874; số TTHC do địa phương quy định (đặc thù): 05; nhóm TTHC liên thông: 06. Toàn bộ TTHC được công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và niêm yết tại các cơ quan tiếp nhận và giải quyết TTHC.
Về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC
- Tình hình tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa các cấp:Thực hiện phê duyệt quy trình nội bộ trên cơ sở Quyết định công bố của bộ, cơ quan ngang bộ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP. Trong kỳ, Chủ tịch UBND thành phố ban hành 14 quyết định phê duyệt với 105 quy trình nội bộ.Các quy trình này được xây dựng quy trình điện tử giải quyết TTHC tại phần mềm của Hệ thống thông tin một cửa điện tử thành phố để áp dụng thống nhất trên địa bàn.
- Kết quả thực hiện TTHC trên môi trường điện tử:
Về thực hiện số hóa giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC: qua rà soát kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực bản giấy cần số hóa đưa vào cơ sở dữ liệu có hơn 362.729 kết quả, đã thực hiện số hóa 13.000 kết quả (đạt 3,58%).Cơ quan giải quyết TTHC tiếp tục rà soát, sắp xếp các điều kiện về nguồn lực, cơ sở vật chất để thực hiện số hóa hồ sơ và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa cấp thành phố từ ngày 01 tháng 6 năm 2022, cấp huyện từ ngày 01 tháng 12 năm 2022, cấp xã từ ngày 01 tháng 6 năm 2023. Riêng 10DVC thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện số hóa từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.
Sở Thông tin và Truyền thông nâng cấp, hoàn thiện kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung, dữ liệu chuyên ngành và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, khai thác dữ liệu được chia sẻ để phục vụ việc tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa các cấp; không yêu cầu cập nhật lại thông tin dữ liệu công dân, doanh nghiệp đã có trong các Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC.
Đến nay, thành phố đã cập nhật, tích hợp 876 DVC mức độ mức 3,4 lên Cổng DVC quốc gia (trong đó, mức độ 3 là 181 DVC, mức độ 4 là 695 DVC); phân quyền cho 750 người dùng khai thác sử dụng các phân hệ của Cổng DVC quốc gia. Hồ sơ giải quyết TTHC luôn được đồng bộ kịp thời từ Cổng DVC thành phố và Cổng DVC quốc gia, phục vụ tốt cho công tác quản lý, theo dõi tình hình tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Hiện tại, thành phố đã đồng bộ 251.306 hồ sơ lên Cổng DVC quốc gia, đạt tỷ lệ 93,2% hồ sơ toàn thành phố.
Ngoài ra, thành phố tiếp tục đẩy mạnh việc thanh toán trực tuyến phí/lệ phí, thuế trên Cổng DVC quốc gia. Trong kỳ báo cáo, có 1.044 giao dịch thành công, thuế đất là 917 giao dịch, phí/lệ phí là 127 giao dịch. Thành phố đã tích hợp 260 DVC mức độ 4 có thu phí/lệ phí lên Cổng DVC quốc gia (chiếm 70,8% tổng TTHC có thu phí/lệ phí toàn thành phố).
-Kết quả giải quyết hồ sơ TTHC: trung bình đạt 99,81%, cụ thể:
Đơn vị |
Tổng số hồ sơ đã giải quyết |
Số hồ sơ giải quyết đúng hạn |
Tỷ lệ giải quyết đúng hạn |
Các sở, ngành |
217.708 |
217.346 |
99,83% |
UBND cấp huyện |
22.901 |
22.686 |
99,06% |
UBND cấp xã |
154.745 |
154.576 |
99,89% |
- Kết quả tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức liên quan đến quy định TTHC: Trong kỳ báo cáo đã tiếp nhận 92 phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng DVC quốc gia. Kết quả: đã xử lý 92 phản ánh, kiến nghị, đạt 100%. Hệ thống DVC 1022 thành phố Cần Thơ tiếp nhận và xử lý 1.318 thông tin, yêu cầu, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Kết quả, đã giải quyết 1.277 thông tin, yêu cầu, phản ánh, kiến nghị; đang giải quyết 41 thông tin, yêu cầu, phản ánh, kiến nghị.
- Về đánh giá chất lượng giải quyết TTHC: có 46.460 lượt đánh giá giải quyết TTHC của các nhân, tổ chức trên Cổng DVC thành phố, đạt trung bình 7,4/8 điểm đối với 4 chỉ số đánh giá việc giải quyết TTHC được quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ. Thực hiện công khai kết quả đánh giá giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố năm 2021 trên Cổng DVC thành phố, cụ thể: cấp thành phố 17/19 đơn vị xếp loại xuất sắc và 02/19 xếp loại tốt; cấp huyện 04/9 đơn vị xếp loại tốt và 05/9 xếp loại khá; cấp xã 09/83 đơn vị xếp loại xuất sắc, 74/83 xếp loại tốt. Quý I năm 2022, cấp thành phố gồm 18/18 đơn vị xếp loại xuất sắc; cấp huyện gồm 03/9 đơn vị xếp loại xuất sắc, 05/9 xếp loại tốt và 01 đơn vị xếp loại khá; cấp xã 62/83 đơn vị xếp loại xuất sắc, 31 đơn vị xếp loại tốt.
Kết quả cải thiện các chỉ số liên quan đến công tác CCHC
Trên cơ sở kết quả Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), Chỉ số CCHC và Chỉ số hài lòng (SIPAS) năm 2020, nhằm cải thiện các chỉ số này trong năm 2021, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2021, đề ra các giải pháp cải thiện các chỉ số liên quan đến công tác CCHC (gồm chỉ số CCHC, chỉ số SIPAS và chỉ số PAPI). Theo đó, mục tiêu phấn đấu đạt được là: chỉ số CCHC đạt từ 86%, thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước; chỉ số SIPAS đạt từ 88%, thuộc nhóm 25 tỉnh, thành phố; chỉ số PAPI đạt từ 45 điểm, thuộc nhóm 20 tỉnh, thành phố.
Đánh giá kết quả các chỉ số năm 2021
Theo kết quả công bố, chỉ số CCHC năm 2021 của thành phố Cần Thơ đạt 84,97%, xếp hạng 51/63 tỉnh, thành phố cả nước. Chỉ số PAPI năm 2021 đạt 41,23 điểm, xếp hạng 42/60 tỉnh, thành phố (có 3 tỉnh không tham gia đánh giá chỉ số này trong năm 2021). Chỉ số SIPAS đạt 85,54%, xếp hạng 48/63. Như vậy, kết quả này không đạt được mục tiêu đề ra trong kế hoạch cải thiện chỉ số.
Riêng đối với chỉ số CCHC, qua phân tích kết quả cho thấy, năm 2021, các ngành, các cấp đã nỗ lực triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch đề ra. Kết quả công tác CCHC được bộ, ngành trung ương thẩm định đạt 56,67/60,05 điểm, thuộc nhóm các địa phương đạt điểm cao (tỉnh cao nhất đạt 59,19 điểm, tỉnh thấp nhất đạt 50,67 điểm). Công tác chỉ đạo điều hành, công tác cải cách TTHC tiếp tục là những lĩnh vực đạt chỉ sốcao, trên 90%; cho thấy mức độ quan tâm của lãnh đạo thành phố trong công tác chỉ đạo điều hành là rất quyết liệt và đi vào thực tiễn.
Chỉ số CCHC năm 2021 của Cần Thơ tăng điểm nhưng lại tiếp tục giảm sâu về thứ hạng so với năm 2020, do ba nguyên nhân sau:
Một là, kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của CBCC lãnh đạo, quản lý của thành phố về công tác CCHC thấp
Chỉ số CCHC có tối đa 33,5 điểm từ kết quả điều tra xã hội học, gồm điểm từ kết quả chỉ số SIPAS (tối đa 10 điểm) và điểm từ kết quả khảo sát đội ngũ CBCC lãnh đạo, quản lý (tối đa 23,5 điểm). Năm 2021, thành phố Cần Thơ đạt 26,04 điểm trong tổng số 33,5 điểm, thuộc nhóm thấp nhất cả nước.
Cụ thể, điểm từ kết quả chỉ số SIPAS của Cần Thơ đạt 8,54/10 điểm. Đây là năm thứ 3, chỉ số này tăng điểm liên tiếp, cho thấy các đối tượng bên ngoài là người dân, tổ chức tiếp tục có những đánh giá cao về kết quả CCHC của thành phố. Niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân ngày càng cao đối với các chủ trương, chính sách CCHC của thành phố; kết quả thực hiện CCHC đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, tổ chức trong quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh và ổn định cuộc sống.
Ngược lại, điểm đạt được qua khảo sát ý kiến của cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý của thành phố lại tiếp tục giảm. Năm 2021, số điểm ở kết quả khảo sát ý kiến của CBCC lãnh đạo, quản lý thấp nhất trong 3 năm gần đây, chỉ đạt 17,5/23,5 điểm (năm 2020, đạt 17,65 điểm, năm 2019 đạt 17,70 điểm). Điều đó cho thấy kỳ vọng của CBCC lãnh đạo, quản lý ở HĐND thành phố, sở, ngành thành phố và UBND quận, huyện đối với tác động của CCHC là rất lớn.
Hai là, kết quả thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội không đạt yêu cầu
Cần Thơ chỉ đạt 2,25 điểm trong tổng số 6 điểm về kết quả đánh giá tác động của CCHC đến các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, thuộc nhóm thấp nhất cả nước (hạng 54/63). Nguyên nhân mất điểm chủ yếu do thành phố không đạt được các tỷ lệ theo yêu cầu đánh giá. Vì ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch Covid19, số doanh nghiệp thành lập mới thấp hơn năm 2020 (tăng cao hơn 10% thì mới đạt điểm); thực hiện thu ngân sách theo kế hoạch được Chính phủ giao không đạt chỉ tiêu (vượt chỉ tiêu từ 4% trở lên mới đạt điểm tối đa); mức độ thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do HĐND thành phố giao có11/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, dưới 90% (từ 90% trở lên mới có điểm); kết quả thực hiện tốc độ tăng tổng sản phẩm giảm 2,79% so năm 2020 (nếu bằng 2020 đạt 0,5 điểm, cao hơn 2020 đạt 1 điểm).
Có thể nói, điểm số rất thấp từ kết quả khảo sát ý kiến của CBCC lãnh đạo, quản lý của thành phố và kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc giảm điểm và giảm thứ hạng Chỉ số CCHC.
Ba là, do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Dịch Covid-19 bùng phát và kéo dài trong năm 2021, dẫn đến một số nội dung trong công tác CCHC phải điều chỉnh hình thức, nội dung cũng như tiến độ triển khai thực hiện như hoạt động kiểm tra định kỳ hàng năm của Đoàn Kiểm tra CCHC thành phố, Chương trình Gặp gỡ và Đối thoại trên Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố, Hội thi khảo sát năng lực ứng dụng CNTT,...; các chỉ tiêu kinh tế xã hội của thành phố cũng không hoàn thành theo kế hoạch đề ra (chỉ có 6/17 chỉ tiêu không đạt kế hoạch do HĐND thành phố giao).
Dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của người dân tại các cơ quan hành chính nhà nước (cả một thời gian dài từ quý II đến quý III năm 2021, các bộ phận tiếp nhận và trả kết quả không tiếp nhận hồ sơ trực tiếp mà chuyển sang hình thức trực tuyến, trong khi người dân chưa quen thuộc với hình thức giao dịch này). CBCCVC toàn thành phố, đặc biệt là tại các UBND xã, phường, thị trấn, quận, huyện tập trung cho công tác phòng, chống dịch (từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2021) và vừa phòng chống dịch vừa khôi phục phát triển kinh tế xã hội sau dịch bệnh (từ tháng 10 đến hết năm 2021), với khối lượng công việc nhiều nên có thời điểm cũng tạm ngưng triển khai một số nhiệm vụ của CCHC.
Giải pháp cải thiện các chỉ trong năm 2022
Để cải thiện các chỉ số liên quan đến công tác CCHC trong năm 2022 và những năm tiếp theo, thành phố đề ra các giải pháp cơ bản sau:
Một là, tổ chức hội nghị phân tích, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, nội dung liên quan đến các chỉ số nêu trên; tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm chuyên đề về công tác CCHC tại các quận, huyện.
Hai là, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành, các cấp có liên quan.
Ba là, đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội Cựu chiến binh thành phố, Bưu điện thành phố chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc, cán bộ, nhân viên liên quan và đội ngũ điều tra viên thực hiện điều tra xã hội học đối với chỉ số SIPAS, chỉ số PAPI 2022 nghiêm túc, trung thực và tuân thủ đúng yêu cầu, hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Tăng cường quản lý, kiểm tra chặt chẽ, xử lý nghiêm túc, kịp thời các vi phạm đối với việc phát, thu phiếu điều tra xã hội học để đảm bảo kết quả điều tra xã hội học của chỉ số SIPAS và chỉ số PAPI 2022 đầy đủ, chính xác, khách quan.
Bốn là, trong hoạt động triển khai điều tra xã hội học, đại biểu HĐND thành phố, công chức lãnh đạo, quản lý của sở, ngành thực hiện đánh giá khách quan, trung thực, sát với thực tiễn hoạt động CCHC của địa phương.
Hoàng Nhân